• Shop
  • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Mời cộng tác
Sống giá trị
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
Sống giá trị
No Result
View All Result
Home Sáng tác

Truyện ngắn: Hạnh phúc cuối cùng

Hoàng Ngọc Diệu Châu by Hoàng Ngọc Diệu Châu
Tháng Bảy 9, 2019
in Sáng tác
1 0
2
122
Truyện ngắn: Hạnh phúc cuối cùng

“Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều giản đơn, tựa như ánh mắt lấp lánh hình bóng người mẹ của cậu bé vừa tròn 12, tựa như tình yêu của người mẹ “điên” ấm nồng trong cái ôm bảo vệ đứa con bé bỏng. Hạnh phúc ấy, nhỏ bé thôi, đôi khi như hòn bi ve dễ tìm, đôi khi lại là viên ngọc ẩn nấp tận đáy đại dương.”

1 tuần trước khi đến trại trẻ mồ côi.

– Mẹ mày cất tiền ở đâu? Đưa hết đây cho tao!

– Con… con không biết.

– Mày không nghe lời tao, tao đánh mày chết!

Chát! Chát! Chát! Xoảng! Rầm!

Âm thanh ấy ngày nào tôi cũng nghe. Nó “thân thuộc” đến mức những người hàng xóm xung quanh cũng không thèm đếm xỉa đến nữa. Kì thực, từ khi Minh xuất hiện, bố nó ngày nào cũng vậy. Đánh, chửi, mắng nhiếc, đủ cả. Đến nay cũng đã hơn chục năm rồi. Năm nay nó tròn 12 tuổi, cái tuổi không còn bé nhưng thực chất vẫn chưa hiểu đời là gì. Bởi vậy nó không biết phản kháng như một con mãnh thú khi bị giành miếng ăn.

Còn mẹ nó đâu? Đáng thương thay, 12 năm bảo vệ đứa con thơ dại, mẹ nó như đã đánh mất đi một phần lí trí. Người ta bảo mẹ nó điên, một kẻ không bình thường. Là có nguyên do cả: Mấy người hàng xóm thấy mẹ nó hiền lành mà phải sống với người như bố nó nên khuyên bà bỏ đi nơi khác, nhưng mẹ nó chỉ cười hề hề vẻ ngu ngốc mà bảo: Tôi muốn ở đây ai làm gì được tôi. Khuyên chục lần thì hết thảy chục lần bị mẹ nó nói vậy, tức mình, thế là người ta ghét, người ta đồn mẹ nó điên.

Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều giản đơn, tựa như ánh mắt lấp lánh hình bóng người mẹ của cậu bé vừa tròn 12. Ảnh: Internet

Người đàn ông ấy từ khi đi xuất khẩu lao động ở Lào về, thất nghiệp, nên đâm ra nghiện rượu. Ông ấy khi không say thì ít nói và đường hoàng lắm, còn đi phụ thợ hồ kiếm tiền. Nhưng khi rượu đã vào tận ruột gan thiêu đốt trí não của con người ấy thì hỡi ôi, ông ta đày đọa, đánh đập hai mẹ con như súc vật. Trong nhà có gì đều bị đập nát cả. Hàng xóm nhiều lần cũng can ngăn nhưng lâu dần không còn ai quan tâm nữa. Vì người ta sợ bị vạ lây, sợ cái danh “trong sạch” của người ta bị vấy bẩn.

6 ngày trước khi đến trại trẻ mồ côi.

7 giờ sáng

Minh vội xách cặp đến trường, tất nhiên là với cái bụng đói meo. Trung bình một tuần thì nó được ăn sáng 4 lần. Mà hết thảy 4 lần, nó đều ăn bánh mì do mẹ nó mua cho. Hôm ấy, trông nó ngấu nghiến ổ bánh mì dai nhách mà xót, tôi cho nó dăm ba chục nghìn nhưng nó không nhận. Nó bảo bố nó không cho nó xài tiền, cũng không được nhận tiền của người ta. Nói rồi nó chạy thục mạng đến trường. Thấy vậy, tôi quay lưng lái xe đến công ty mà lòng nao nao một cảm giác khó tả.

5 giờ chiều

Tôi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tay sếp ở công ty lúc nào cũng lên giọng hống hách. Hắn lại sắp giở trò gì nữa đây. Dự án lần này mà thất bại có thể mình sẽ mất việc… Tôi chán chường và tăng tốc thật nhanh. Nhưng có thứ gì đó đã đánh lạc hướng của tôi. Là Minh. Đang đứng trước nhà nhưng chần chừ không muốn vào.

– Em làm gì ở đây vậy? Sao không vào nhà?

– …

– Uhm… Anh đang rảnh này. Ra công viên chơi không?

– …

– Đi thôi nhóc!

6 giờ chiều

Cót két… Cót két… Cót két

Tôi dẫn thằng nhóc đến công viên trẻ em gần nhà. Nó ngồi xích đu, tôi ngồi lên chiếc bên cạnh. Nhưng nó vẫn không nói một lời nào.

– Nhóc định ngồi đây tới tối à? Không nói gì thì anh về trước nhé.

– Ơ… Anh phải dẫn em về chứ.

– Vậy thì kể em có chuyện gì đi rồi anh chở về. Không kể thì tự về đi nhé!

Tôi làm vẻ mặt nham hiểm.

– Em thích bạn í trong lớp. Xinh lắm anh ạ!

Nói rồi, mặt nó đỏ ửng như trái gấc.

Tôi suýt thì ngã ngửa với câu nói của thằng nhóc. Trông nó lầm lầm lì lì thế mà láu thật. Tôi bật cười:

– Rồi sao? Kể tiếp anh nghe nào.

– Nhưng bạn í không thích em.

– Vì sao vậy?

– Vì nhà em nghèo và mẹ em làm lao công

Minh đưa tay chà xát mí mắt khiến đôi mắt ửng đỏ như muốn khóc.

“Nghèo”! Tiếng ấy vang lên nghe thật chua xót. Một người chưa từng trải qua chữ Nghèo thì mãi mãi không hiểu nó đắng cay và tủi nhục như thế nào.

Nếu bạn sinh ra trong một làng quê nghèo, khi tất cả mọi người cùng chịu chung một cảnh ngộ thì chẳng hề gì, người ta sẽ thông cảm cho nhau và cùng nhau vượt qua gian khó. Nhưng nếu bạn sinh ra trong một đô thị phồn hoa và chỉ duy nhất nhà bạn nghèo thì đó sẽ là một cái gông sắt đè nặng tâm can bạn, như thể bạn là phạm nhân đang chờ ngày xét xử. Lúc này, bạn có hai lựa chọn: một là phá vỡ cái gông ấy và chứng minh mình vô tội hoặc giữ im lặng và cắn răng đeo nó suốt đời. Không dễ gì để vượt qua mặc cảm nhưng điều đáng sợ hơn là bạn luôn tự tạo ra mặc cảm để giày vò bản thân mình. Minh còn nhỏ mà tâm hồn nó còn ngây thơ hơn nữa. Nó chưa biết được cái nhìn của người đời đáng sợ ra sao, cái nhìn có khả năng làm tâm hồn nó rỉ máu bất cứ lúc nào.

– Sao bạn nào cũng chê mẹ em nhỉ? Mẹ em rất tốt mà.

– Ừ. Mẹ em rất tốt. Có anh không chê bai mẹ em này.

Nghe Minh nói mà lòng tôi đau rát. Lao công… Lao công… Lao công! Cái nghề mà 10 người thấy thì hết một nửa “khó chịu”. Người ta gọi những gì người lao công đang làm là “hôi hám”, là “bẩn thỉu”, là “thấp hèn”. Nhiều khi tôi tự hỏi: Cùng là người nhưng sao lại có sự bất công như vậy? Và tôi vỡ lẽ ra rằng: Vì cuộc đời này vốn dĩ không công bằng, mà nếu có công bằng thì ông trời đã bỏ qua Minh.

– Bố hay đánh em nhưng em không ghét bố đâu. Vì có những lúc bố rất hiền.

– Ừ.

– Bạn bè hay xa lánh em nhưng em không ghét những bạn ấy đâu.

– Nhóc hiền thế. Gặp anh anh về mách mẹ ngay.

– Nhưng mẹ em đi làm đã đủ mệt rồi, em không muốn mè nheo đâu.

– Ừ ngoan. Lên xe anh chở nhóc về. Muộn rồi đấy!

– Vâng.

Minh ngoan ngoãn ngồi sau lưng tôi, không động đậy. Tôi không nói gì , có lẽ tôi sợ, sợ Minh về nhà.

– Em chào anh ạ.

– Vào nhà đi. – Tôi đứng trước cổng nhà Minh, nhìn nó vào nhà hẳn rồi mới quay gót về.

Lúc nó còn đỏ hỏn nằm lạnh lẽo ven đường, là chính tay người đàn bà ấy ôm nó về nuôi cho đến tận hơi thở cuối cùng. Ảnh: Internet

9 giờ tối

Chát! Chát! Chát! Xoảng! Rầm!

Lại những âm thanh ấy. Ngày nào cũng nghe. Chắc bố Minh đi nhậu về, lại biến thành con quỷ dữ muốn “ăn tươi nuốt sống” những người bên cạnh. Tôi muốn bảo vệ Minh quá nhưng thiết nghĩ tôi có quyền gì can dự vào gia đình nó trong khi tôi chỉ là thằng nhân viên quèn đi “phục tùng” cho tay sếp hống hách. Tôi chỉ mong Minh luôn ngây thơ như vậy để những nỗi đau không có cơ hội làm tổn thương tâm hồn em. Màn đêm dần khép lại một ngày xám xịt.

5 ngày trước khi đến trại trẻ mồ côi.

Hôm nay tôi thấy Minh vui vẻ hơn mọi ngày. Nó chạy tung tăng về nhà sau khi tan trường mà miệng cười toe toét.

– Nhóc có chuyện gì mà vui thế?

– Hôm nay sinh nhật em anh ạ.

– Chúc mừng nhé. Thích ăn gì anh mua cho nhóc.

– Không ạ. Em muốn về nhà thật nhanh để mừng sinh nhật với bố mẹ em cơ. Có nến, có bánh kem, có điều ước nữa này. Chắc chắn sẽ rất vui!

– Ừ. Vậy em về nhà đi kẻo muộn. Khi nào anh đón em đi chơi bù nhé.

– Vâng ạ.

Nói rồi Minh hí hửng chạy đi. Nó còn vui vẻ hát: “Bố là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh. Thắp sáng một gia đình…” Tôi mừng thầm cho nó.

“Cạch”, ngôi nhà lụp xụp chất chứa cả tuổi thơ Minh khẽ mở.

– Con về rồi đây ạ. Con chào bố, con chào mẹ.

– Mẹ mày không có nhà.

– Ơ, mẹ đi đâu hả bố?

– Tao không biết – Ông gằn giọng.

– Vâng ạ.

Cậu bé buồn bã ngồi bệt ở góc nhà nhìn ra ngoài đường. Có lẽ nó trông mẹ về. Còn người đàn ông kia thì lôi chai rượu ra tu sạch như một thói quen.

8 giờ tối

Cậu bé đang buồn bã bỗng ánh mắt trở nên lấp lánh như bắt được vàng. Mẹ về! mà mẹ nó thì quý hơn cả vàng, đối với thế giới trong mắt nó.

– Aaaa… mẹ về! Mẹ có…

– Cô đi đâu giờ mới về?

– Tôi có việc.

– Không cần biết. Tiền đâu hết rồi?

– Tôi không có.

– Láo! Quá quắt! Mày dám giấu tao à?

Nói rồi, bố cậu bé lôi người đàn bà ấy vào nhà, lục soát khắp người như thể muốn moi từng cắc trong người bà ấy ra. Nhưng hắn không thấy tiền đâu, chỉ thấy một chiếc máy điện tử màu vàng nho nhỏ còn mới cứng.

– Mày tha thứ rác rưởi này về làm gì?

– Quà cho Minh!

– À thì ra mày lấy hết tiền để mua thứ này. Mày không xem tao ra gì phải không?

Thằng bé bị bố nó lôi xồng xộc đến trước mặt người đàn bà khốn khổ ấy. Đáng lẽ nó đã định chạy đến ôm chầm lấy mẹ nhưng nó không thể. Người đàn ông kia ghì áo nó chặt quá, chặt đến nỗi nó nghẹn ứ họng, không thở được.

– Nó là của nợ. Có nó, ngày nào tao cũng khổ. Thứ tao cần là tiền, không phải thứ của nợ này!

– Nó là con tôi. Không được hành hạ nó!

– Á à! Tao cứ đánh nó cho đã tay. Vì mày không đem tiền về cho tao.

Nói đoạn, người đàn ông giơ cao tay, vả vào mặt cậu bé những cái bạt tai đau điếng. Trên má nó còn in hằn dấu bàn tay đỏ chóe.

– Không được đánh nó!

Người đàn bà gầm lên, chưa bao giờ bà hung dữ như vậy, bà kéo đứa con trai bé bỏng về phía mình, ôm ấp nó, bảo vệ nó. Nhưng người đàn ông kia không dừng lại, hắn quyết đánh đập đứa con cho bằng được. Có lẽ hơi men đã kiểm soát lý trí của hắn. Hai người giằng co, to tiếng một hồi lâu. Người ta nghe thấy có tiếng mảnh chai vỡ. Và cả máu.

– Mẹ… Mẹ đừng ngủ mà! Mẹ đừng bỏ con một mình. Con cần mẹ! Mẹ ơi…

Người đàn ông bỏ chạy thục mạng ra ngoài, trên tay vẫn còn vương vết máu. Trong đêm có tiếng ai oán khóc than cho một kiếp người đã hóa thành mây trời. Ngày vui bỗng hóa thành nước mắt!

***

Minh được đưa vào trại trẻ mồ côi. Vì không ai chịu nhận nuôi và cũng không ai biết họ hàng của nó là ai.

Hôm nay là cuối tuần, tôi vào thăm Minh, đem theo cả những thức quà mà nó thích ăn. Minh vẫn ngây thơ như thế! Nhưng bác sĩ bảo đầu óc nó có vấn đề vì chấn động tâm lý quá lớn.

– Mẹ em đâu rồi hả anh?

– Mẹ em đã đi đến một nơi hạnh phúc hơn nơi này đấy.

-Thế ạ? Vậy thì em mong mẹ đừng quay lại nơi này nữa. Mẹ hạnh phúc thì em cũng hạnh phúc!

Tôi xoa đầu thằng bé mà lòng nghẹn đắng. Bây giờ bầu trời đã tươi sáng hơn, ít nhất là trong mắt nó. Ở đây, mọi người yêu thương nó, đùm bọc nó như người thân trong gia đình, chỉ tiếc rằng người mà nó cần nhất lại đi xa nó quá, xa mãi, xa mãi…

Duy chỉ có một điều nó không biết: Lúc nó còn đỏ hỏn nằm lạnh lẽo ven đường, là chính tay người đàn bà ấy ôm nó về nuôi cho đến tận hơi thở cuối cùng.

Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều giản đơn, tựa như ánh mắt lấp lánh hình bóng người mẹ của cậu bé vừa tròn 12, tựa như tình yêu của người mẹ “điên” ấm nồng trong cái ôm bảo vệ đứa con bé bỏng. Hạnh phúc ấy, nhỏ bé thôi, đôi khi như hòn bi ve dễ tìm, đôi khi lại là viên ngọc ẩn nấp tận đáy đại dương.

Diệu Châu

Tags: Sáng táctruyện ngắn
Previous Post

5 địa điểm hàng đầu nên ghé thăm khi đến Đồ Sơn - Hải Phòng

Next Post

Tản văn: Điều em ghét nhất lại là cảm giác nhớ anh

Next Post
Tản văn: Điều em ghét nhất lại là cảm giác nhớ anh

Tản văn: Điều em ghét nhất lại là cảm giác nhớ anh

Please login to join discussion
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Cù lao không chỉ là địa điểm, bạn có biết thêm 4 nghĩa này?
  • 9 kỹ năng sinh viên cần có để không lao đao sau đại dịch
  • 7 Kỹ Năng Cần Thiết Trong Thế Giới Cạnh Tranh
  • (không có tiêu đề)
  • (không có tiêu đề)

Phản hồi gần đây

  • Quang Vũ trong Yêu việc mình làm hay làm việc mình yêu?
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm trong Review phim: Cuộc đời của Pi – Bộ phim nên xem khi chán nản, tuyệt vọng…
  • dinhphuong888 trong Tiền Bạc và Hạnh Phúc
  • songgiatri QTV trong Hướng dẫn thành viên đăng bài và tính nhuận trên website Sống Giá Trị
  • songgiatri QTV trong LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỒI PHỤC MỘT CỘNG ĐỒNG GẦN NHƯ ĐÃ CHẾT?

Lưu trữ

  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng Mười Hai 2019
  • Tháng Mười Một 2019
  • Tháng Mười 2019
  • Tháng Chín 2019
  • Tháng Tám 2019
  • Tháng Bảy 2019
  • Tháng Sáu 2019

Chuyên mục

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Sống Giá Trị

Sống Giá Trị là thương hiệu được bảo hộ bởi VietHope
songgiatri.info@gmail.com

Sitemap

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

FACEBOOK

Sống Giá Trị

WEBSITE LIÊN KẾT

Hội Ma Ngoáy
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Mời cộng tác

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
  • Đăng Nhập

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In