Ta là ai, ta sẽ trở thành gì? Đó là quyết định hoàn toàn ở ta. Đối mặt với mọi hoàn cảnh, chúng ta có quyền tuyệt đối lựa chọn cách phản ứng với hoàn cảnh. Stephen R.Covey cũng đã đề cập trong cuốn sách “7 Thói Quen Hiệu Quả” của ông: Nằm giữa yếu tố kích thích và cách phản ứng với yếu tố đó, là sự tự do lựa chọn cách phản ứng.
Hãy thử tưởng tượng, bạn là một sinh viên vừa ra trường và vô cùng khó khăn để tìm một công việc phù hợp dù cho đã tốn biết bao nhiêu bộ hồ sơ. Bạn sẽ cảm thấy xã hội hiện nay thật khắc nghiệt với người trẻ, hay bạn sẽ tìm một cách tiếp cận khác phù hợp hơn? Vợ của bạn suốt ngày luôn kêu than về chi tiêu trong gia đình, bạn sẽ “Anh biết làm thế nào trong tình hình dịch bệnh, ngoài việc đợi công ty mở cửa trở lại?”, hay bạn sẽ lựa chọn một hướng đi tạm thời để hỗ trợ gia đình trong thời điểm khó khăn này?
Có vô số biến cố trong cuộc sống, từ nhỏ đến lớn, buộc chúng ta phải lựa chọn. Nhưng nó không quyết định kết quả, cách chúng ta lựa chọn mới cho ra kết cục cuối cùng. Chúng ta phải hình dung về tương lai tốt đẹp khi chúng ta chủ động phản ứng, thay vì mặc định sự việc đã rồi khi đối mặt với hoàn cảnh. Bóng đá Việt Nam cũng đã chứng kiến một trường hợp tiêu biểu như vậy.
XEM THÊM:5 kiểu phụ nữ cực kì thiếu hấp dẫn trong mắt đàn ông
Huỳnh Quốc Anh là cầu thủ từng dính vào bế bối bán độ ở Seagame 23, anh nhận mức án cấm thi đấu 3 năm từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Sau khi kết thúc thời gian “thụ án” vào năm 2008, thay vì từ bỏ con đường “quần đùi áo số”, anh lại lựa chọn cách phản ứng hoàn toàn khác. Anh cho rằng quá khứ đen tối không thể ngăn cản được sự nghiệp mà mình đam mê, anh không chấp nhận để thất bại nhấn chìm bản thân mình, anh lắng nghe được sự ủng hộ từ tất cả mọi người.
Huỳnh Quốc Anh được câu lạc bộ SHB Đà Nẵng tạo điều kiện bắt đầu lại từ đầu, kể từ đó, anh cùng đội bóng sông Hàn đã có 2 chức vô địch vào năm 2009 và năm 2012. Với phản ứng chủ động trước hoàn cảnh, cùng những nổ lực không biết mệt mỏi, anh đã gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Thậm chí, anh còn là chủ nhân của danh hiệu Quả Bóng vàng Việt Nam năm 2012.
Một ví dụ khác, Viktor Emil Frankl là là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo, ông là tù nhân tại các trại tập trung của Đức Quốc xã, nơi ông trải qua nhiều điều khủng khiếp, vô nhân đạo. Gia đình ông đã chết ở đây, và bản thân ông cũng đã chịu vô số sự tra tấn và hành hạ. Trong quãng thời gian tối tăm ấy, Frankl không cho phép mình gục ngã và chấp nhận cái chết, ông vẫn hình dung về tương lai tươi sáng, rằng mình sẽ tiếp tục giảng dạy sau khi rời khỏi trại giam.
Ông trở thành nguồn cảm hứng lớn lao với những tù nhân xung quanh, thậm chí với một số viên cai ngục. Bằng tinh thần tích cực, Frankl là người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust của Đức Quốc xã, ông đã ghi lại trải nghiệm của mình khi còn là tù nhân ở trại tập trung trong cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của ông sau này.
Có rất nhiều tấm gương điển hình về sự phản ứng chủ động trước hoàn cảnh khó khăn đáng cho chúng ta học hỏi. Như Eleanor Roosevelt từng nói: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu bạn không cho phép điều đó”. Cuộc đời đời chúng ta là do chúng ta lựa chọn, phản ứng chủ động là cách tốt nhất để thay đổi hoàn cảnh. Mặc cho hoàn cảnh là chúng ta đã cho phép hoàn cảnh làm tổn thương chúng ta.
Chúng ta vẫn sẽ phải đối diện với thực tế khó khăn, nhưng chúng ta cũng hiểu rằng mình có quyền lựa chọn để phản ứng tích cực ngay trong cả hoàn cảnh và tương lai u ám, chứ không phải nhìn vào thực tế để thừa nhận rằng những gì đang xảy ra sẽ quyết định số phận chúng ta.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HAYTẠI ĐÂY