• Shop
  • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Mời cộng tác
Sống giá trị
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
Sống giá trị
No Result
View All Result
Home Các cuộc thi viết

Tản văn: Đừng sợ chuyện làm thêm

Dim by Dim
Tháng Sáu 16, 2019
in Các cuộc thi viết
1 0
0
10
Tản văn: Đừng sợ chuyện làm thêm

Mẹ chẳng để tôi phải làm gì mệt nhọc cả, bà thương con, sợ những vất vả đè nén lên đôi vai của một cậu nhóc đã sắp trưởng thành.

Gia đình cũng ở mức dư dả chút, nhưng mẹ lại dành những điều tốt đẹp nhất cho tôi, che cho con những gió sương còn chưa kịp tới. Tôi thường bảo mẹ, mình đã lớn, cũng nên thử cảm giác kiếm đồng tiền để sau này còn đỡ bỡ ngỡ. Mẹ gạt phăng ngay sau vô số lần tôi đề nghị.

Cuối cùng, tôi vẫn trốn mẹ đi làm khi đã bắt đầu kỳ học thứ hai năm nhất. Tôi làm bảo vệ ở một khách sạn cách chỗ trọ không quá xa, hàng ngày cứ đạp trên con xe của bác chủ nhà dễ tính.

Ca tối của nhân viên khách sạn có một bữa cơm trưa được làm bởi phòng bếp, mọi người thường thay nhau trực mà ăn vội miếng cơm. Đôi lần trong phút đó tôi chợt nhớ tới bữa cơm nhà, gia đình quây quần bên mâm cơm đủ đầy, vui vẻ.

Đôi lần trong phút đó tôi chợt nhớ tới bữa cơm nhà, gia đình quây quần bên mâm cơm đủ đầy, vui vẻ.

Khách sạn quốc tế nên tiếp nhiều khách nước ngoài lắm, ngoài người Việt mình tới thì đa phần là người Trung và thỉnh thoảng là những doanh nhân người Nhật. Ấn tượng về họ với tôi khác lắm, khác xa với tư tưởng Việt Trung vốn xích mích, chẳng được hòa thuận. Người Trung cũng như người Việt mình, thậm chí ở cùng một vị trí cao, nhiều người cũng biết tôn trọng nhân viên cấp thấp hơn. Còn về người Nhật thì khỏi bàn, họ chỉn chu, cẩn mật và tôn trọng bất kỳ ai gặp mặt. Thật tốt nếu như chúng ta giống họ.

Tôi học được nhiều lắm, qua những lần hỗ trợ, đưa đón, tiếng Trung cũng học được vài câu, mấy tờ tiền trong ví cũng giữ lại nhiều dù chẳng thể tiêu được. Học được cách ứng xử với tình huống khó, nói chuyện để người ta hiểu và cảm thông. Đôi khi mình cứ tôn trọng họ trong suốt câu chuyện thì dù đối phương là ai, cư xử như nào mình cũng sẽ phần nào giải quyết được.

Có điều một phút bất chợt nào đó, mẹ nói với tôi rằng đã biết. Bà suy nghĩ nhiều, thấy có lỗi vì không lo cho con tốt hơn. Tôi cười trừ, chỉ nói về những điều hay, điều tốt mà đi làm mà mình gặp được, còn những tủi hờn, mệt mỏi chẳng hề xuất hiện giữa câu chuyện của hai mẹ con. Mẹ nhắc nhở nhiều lắm, dài đến nỗi tôi cũng đành bỏ dở. Con trai mà, tình cảm mình biết, cũng thương mẹ nhiều hơn nhưng chẳng thể chạy ngay về ôm chầm lấy mẹ. Dường như lớn rồi, người ta cũng ngăn cách bởi điều gì đó với gia đình, chỉ là bản thân biết, bản thân hiểu và cố gắng mà thôi.

Tôi làm ở đó được vài tháng sau những lần chẳng thể cảm thông nhẫn nại được sếp của mình. Dường như những vô cớ, lỗi lầm của chính họ lại đổ xuống đầu mình lúc nào không hay. Thì ra người ta cố gắng vì sự nghiệp thành đạt của mình, chỉ bởi hai chữ “tôn trọng”.

Vài tháng ngắn ngủi sau, tôi vẫn được những nhân viên cũ ở khách sạn hỏi thăm, có đôi khi người ta nhớ về mình cũng là một điều đáng quý lắm.

Tôi đi làm xe ôm công nghệ, công việc bán thời gian hàng ngày, lịch làm tùy ý, tự mình, mình là chủ, chỉ cần đưa đón và chào hỏi – điều mà khi còn là bảo vệ đã quen thuộc quá nhiều. Rời những nơi cao sang, tiếp xúc với các cô, các bà, mấy bạn sinh viên và đôi khi là mấy em nhỏ, lòng mình cũng thấy vui vẻ hơn. Người ta tâm sự với mình nhiều, đủ thứ, tâm sự vui vẻ cũng có cả mệt mỏi, buồn bã.

Hà Nội khi ấy tôi bỗng quen thuộc hơn, những phố phường cũng thu lại nhiều vào trong tầm mắt. Nhiều lắm những lần chạy chuyến cuối, khách ở đầu dây gọi nài nỉ đến đón họ dù mình đã muốn về. Thế là vẫn đến, chỉ bởi vì trước đó rất lâu, mình cũng từng nài nỉ một anh grab đến đón khi đã khuya muộn sang ngày. Càng về đêm, Hà Nội lại yên ắng đi nhiều, chẳng ồn ã đông đúc còi xe, chỉ thỉnh thoảng còn mấy cô lao công vẫn miệt mài làm việc, mấy quán xôi, ngô nướng ban đêm vẫn ngào ngạt phố phường.

Hà Nội khi ấy tôi bỗng quen thuộc hơn, những phố phường cũng thu lại nhiều vào trong tầm mắt.

Nhưng cũng mệt mỏi lắm khi làm được vài tháng, tôi ốm một trận dài đến hơn hai tuần lễ. Người cũng yếu đi nhiều, rồi mệt mỏi. Tiền khi đó đã đủ nhiều, tôi quyết định nghỉ để đi đâu đó cho bớt mệt mỏi cùng mấy thằng bạn hồi sinh viên. Bởi công việc là công việc, nhưng sức khỏe vẫn quan trọng hơn, không phải sao?

Thằng bạn cùng lớp rủ tôi đi làm ở KFC, nơi mà sau này để lại nhiều tình cảm nhất và nó cũng là một thằng trong số ít ỏi bạn bè sinh viên mà tôi thân. Hồi mới vào nhà hàng, tôi gặp được một người anh vô cùng khó tính làm cùng bộ phận. Cứ mỗi lần làm cùng thì cả hai đều sẽ về muộn. Anh không giúp đỡ tôi quá nhiều như những nhân viên khác, gạt phăng những sự nhờ hỗ trợ từ bộ phận này, bộ phận kia khi tôi đang tất bật làm việc của mình.

Làm được một thời gian sau đó anh nghỉ, tôi nhận ra mình làm việc hiệu suất tăng nhanh, biết việc gì nên hỗ trợ, khi nào nên hỗ trợ bởi lẽ chỉ cần công việc mình vẫn chất đống thì bộ phận khi đó sẽ phải về muộn. Anh đánh cho tôi một cú mạnh, chỉ cho tôi cái quan trọng hơn của thời sinh viên là học, chỉ tôi những điều cần làm để xây dựng cho tương lai. Buổi làm cuối đó, anh thay tôi làm gần hết dù khách bỗng đông hơn mấy lần thường ngày. Thì ra thông cảm hay làm giúp lại như con dao hai lưỡi đâm thẳng vào bản thân, mình sẽ chỉ biết dựa dẫm nếu cứ tiếp tục như trước.

Tôi của hiện tại đã trưởng thành đi nhiều, biết cố gắng theo đuổi tương lai. Biết không nên nhận xét ai qua bề ngoài, biết tôn trọng, lắng nghe và cúi mình đúng lúc. Tuổi trẻ mà, không biết cứ hỏi đâu ai ngại ngần vì sự ngu dốt bấy giờ.

Công việc ở bất kỳ đâu cũng vậy thôi, chẳng vẹn toàn mười mười cả, chẳng ai coi mình là lớn nhất. Đôi khi nhận được mệt mỏi, buồn bã hờn tủi cũng là một thành công dù sau này mình mới nhận ra…

Dim

Tags: các cuộc thi viếtChuyện làm thêmTản văn
Previous Post

Thơ: Ước gì gặp lại thanh xuân

Next Post

Thơ: Nhớ tình xa

Next Post
Thơ: Nhớ tình xa

Thơ: Nhớ tình xa

Please login to join discussion
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Tôi lái máy bay đến đại học – Công thức trở thành “thiên tài”
  • Cù lao không chỉ là địa điểm, bạn có biết thêm 4 nghĩa này?
  • 9 kỹ năng sinh viên cần có để không lao đao sau đại dịch
  • 7 Kỹ Năng Cần Thiết Trong Thế Giới Cạnh Tranh
  • (không có tiêu đề)

Phản hồi gần đây

  • Quang Vũ trong Yêu việc mình làm hay làm việc mình yêu?
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm trong Review phim: Cuộc đời của Pi – Bộ phim nên xem khi chán nản, tuyệt vọng…
  • dinhphuong888 trong Tiền Bạc và Hạnh Phúc
  • songgiatri QTV trong Hướng dẫn thành viên đăng bài và tính nhuận trên website Sống Giá Trị
  • songgiatri QTV trong LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỒI PHỤC MỘT CỘNG ĐỒNG GẦN NHƯ ĐÃ CHẾT?

Lưu trữ

  • Tháng Sáu 2022
  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng Mười Hai 2019
  • Tháng Mười Một 2019
  • Tháng Mười 2019
  • Tháng Chín 2019
  • Tháng Tám 2019
  • Tháng Bảy 2019
  • Tháng Sáu 2019

Chuyên mục

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Sống Giá Trị

Sống Giá Trị là thương hiệu được bảo hộ bởi VietHope
songgiatri.info@gmail.com

Sitemap

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

FACEBOOK

Sống Giá Trị

WEBSITE LIÊN KẾT

Hội Ma Ngoáy
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Mời cộng tác

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
  • Đăng Nhập

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In