Kỹ năng từ chối được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Có rất nhiều trường hợp bạn sẽ bị người khác nhờ vả những công việc mà bạn không muốn làm. Thế nhưng bạn lại không biết từ chối bằng cách nào để không gây mất lòng. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm một số kỹ năng cần thiết. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung
1. Kỹ năng từ chối là gì ?
Kỹ năng từ chối là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Kỹ năng này sử dụng ngôn ngữ hay cử chỉ để thể hiện việc không chấp nhận những yêu cầu mà người khác đặt ra.
Thực tế, không phải trong trường hợp nào khi có sự yêu cầu bạn cũng có thể đáp ứng. Làm cách nào để từ chối sao cho vừa thể hiện ý muốn của mình mà không gây mất lòng người khác? Đáp án là bạn cần kỹ năng và nghệ thuật ứng xử.
Để từ chối hay chấp nhận lời đề nghị, đầu tiên bạn cần đánh giá vấn đề mà đối phương đưa ra. Có rất nhiều trường hợp bạn không muốn thực hiện và cần phải từ chối để tránh ôm thêm những trách nhiệm không thuộc về mình.
Khi này, bạn cần suy nghĩ và nghiên cứu về vấn đề đó trước khi đưa ra câu trả lời của mình. Hãy giữ một thái độ nhẹ nhàng và khéo léo cũng như thể hiện sự thành tâm của mình. Không nên quá thẳng thắn khi từ chối sẽ dễ khiến cho đối phương cảm thấy bị tổn thương hoặc mất lòng.
2. Tại sao bạn rất khó để từ chối?
Từ chối là một điều dường như khá khó khăn để mở lời. Có rất nhiều các lý do khiến bạn không thể nói “không” trước lời đề nghị của một người nào đó. Lý do đầu tiên có thể là bạn không muốn làm mất lòng đối phương.
Bạn sợ người đó giận hay phật ý. Bạn cũng sợ người đó nghĩ rằng bạn ích kỷ và không biết giúp đỡ người khác. Rất nhiều các khảo sát đã chỉ ra rằng, lý do mà có rất ít người nói lời từ chối tuy họ không thực tâm muốn làm đó chính là vì họ sợ và tính cả nể.
3. Lợi ích của sự từ chối khéo léo
Nếu bạn không muốn thực hiện yêu cầu của người khác, hãy từ chối thật khéo léo. Bạn hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để thể hiện rằng mình đã thực sự suy nghĩ về lời đề nghị của họ. Thời điểm này bạn hãy đưa ra ý kiến cá nhân và quan điểm của mình. Khi từ chối đúng hoàn cảnh và khéo léo, đối phương sẽ thể hiện sự tôn trọng và không quên cảm ơn bạn.
Khi từ chối được những lời đề nghị không phù hợp, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc của bản thân. Bạn cũng sẽ có cơ hội được là những điều mình thích và bên cạnh gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trong một số những trường hợp đối phương thực sự cần sự giúp đỡ của bạn thì hãy nên cân nhắc để hỗ trợ họ.
4. Các kỹ năng từ chối khéo léo trong nhiều trường hợp
Có khá nhiều các trường hợp trong cuộc sống mà bắt buộc bạn cần từ chối. Điều đó sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bản thân cũng như người đưa ra lời đề nghị. Vậy kỹ năng từ chối cần áp dụng trong những tình huống nào?
Từ chối trong công việc
Trong công việc, học cách từ chối sẽ giúp bạn không phải “ôm” vào mình quá nhiều trách nhiệm không phải của bản thân. Điều này sẽ “ngốn” rất nhiều thời gian mà đáng ra bạn nên dành cho công việc của mình.
Bạn không có đủ thời gian để làm hài lòng tất cả mọi người bằng việc làm mọi sự nhờ vả từ đối phương. Việc bạn từ chối lời đề nghị đó chính là quyền lợi cá nhân của bạn nếu những yêu cầu đó ảnh hưởng đến bạn.
Kỹ năng để từ chối lời đề nghị trong công việc mà không làm mất lòng người khác không quá khó khăn nếu bạn lựa chọn các cách dưới đây:
- Thể hiện rằng bạn đang rất bận rộn: Hãy cho đối phương biết rằng bạn thực sự đang rất bận rộn. Bạn còn quá nhiều việc cần giải quyết và không thể nhận thêm bất cứ một trách nhiệm nào khác.
- Thể hiện sự thành tâm: Nếu bạn không thể giúp đỡ, hãy thể hiện sự tiếc nuối vì không thể thực hiện được lời nhờ vả của họ.
- Trì hoãn: Bạn hãy cho đối phương biết rằng thời điểm hiện tại bạn không thể giúp đỡ được và có thể đợi lần sau.
- Giới thiệu người có khả năng: Bạn có thể từ chối khéo léo bằng cách đưa ra một gợi ý khác là đối tượng có thể giúp đỡ người đó.
- Nói “không” thẳng thắn: Từ chối là quyền của bạn và bạn có thể nói không mà không cần một lý do biện hộ nào cả.
Trong tình cảm
Tình cảm là một chuyện không thể ép buộc. Có thể có nhiều người có cảm tình và họ bày tỏ với bạn. Tuy nhiên đó lại không phải là đối tượng của bạn. Hãy từ chối! Tuy nhiên bạn nên giữ thái độ đúng mực trước khi phản ứng thái quá. Một số kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua được chuyện này một cách dễ dàng.
Trước khi đưa ra lời từ chối, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người đó. Bạn không nên gây tổn thương họ bằng cảm xúc tiêu cực của mình như thái độ giễu cợt, coi thường hay biến họ thành kẻ vô duyên,… Hãy từ chối một cách khéo léo để họ thấy được sự tôn trọng của mình.
- Bạn hãy giải thích một cách chân thật nhất. Việc dành tình cảm và thổ lộ ra điều đó là một điều không hề đơn giản. Chính vì thế, bạn không nên xúc phạm đến cảm xúc của người đó. Hãy kèm theo một lời cảm ơn về tình cảm mà họ dành cho bạn.
- Đôi khi vì sự cả nể mà nhiều bạn thường trả lời mập mờ và không rõ ràng. Cách từ chối này sẽ gây nên những hiểu nhầm rằng bạn đang cho họ cơ hội. Hãy thẳng thắn và nêu quan điểm của mình một cách khéo léo.
- Đối xử với họ như bạn bè: Hãy cư xử đúng mực, tự nhiên nhưng cương quyết giới hạn tình cảm.
- Giới thiệu người phù hợp: Bạn có thể giới thiệu một người khác phù hợp hơn cho người đó. Họ sẽ tự hiểu được ý của bạn và rút lui.
Kỹ năng từ chối cần được vận dụng linh hoạt và khéo léo trong nhiều trường hợp. Hãy luôn đặt lợi ích của bản thân lên trước, không vì sự cả nể hay sợ làm mất lòng mà ôm những trách nhiệm không thuộc về mình, bạn nhé.