Đi tìm và tôn thờ sự hoàn hảo mà chúng ta không biết rõ nó tròn vuông ra sao, có chăng cũng giống như người đi tìm hình của nước? Sao chúng ta không mở lòng mình ra, đón nhận cuộc sống xung quanh như là nó vốn dĩ, làm mới bản thân mình hơn mỗi ngày và cứ phấn đấu đến nơi mình cần đến.
Phía sau khu vườn chọn vun vén một vườn hoa hồng nhỏ, cốt phá đi vẻ tĩnh mịch vốn có của nơi đây. Bạn hãy chọn và hái một bông hoa bạn cho là đẹp nhất, hoàn hảo nhất và khi chọn được tuyệt đối không được thay bằng bông hoa khác.
Kỳ thực, chưa có một ai đã từng tồn tại trên cõi đời này lại dám vỗ ngực tuyên bố mình là người hoàn hảo nhất, hạnh phúc nhất thế gian. Người ta chen chúc với nhau, sau cùng có lẽ cũng chỉ vì mong ước giản đơn là được hạnh phúc. Có người cho rằng phải có nhà cao cửa rộng thì mới hạnh phúc, song cũng có người chỉ cần hai chữ “bình yên” là đã hạnh phúc lắm rồi. Mình không phán xét bất kỳ quan điểm nào. Tuy vậy, đối với mình, người hạnh phúc nhất lại là người biết rõ đâu là đủ.

Người ta nhắc đến Apple như là sự hoàn hảo chuẩn mực và thuần túy nhất. Sự hoàn hảo danh tiếng của Apple được tạo dựng bởi cố CEO Steve Jobs tài năng. Cả cuộc đời người đàn ông này bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo. Từ diện mạo bên ngoài cho đến chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, tất cả hoàn hảo nhất có thể.
Mình cho rằng, hoàn hảo, suy cho cùng cũng phụ thuộc vào bản thân mỗi người định nghĩa nó ra sao. Có những người, khi bắt đầu làm một việc gì đó, luôn chờ một thời điểm hoàn hảo để làm điều đó. Nhưng trên thực tế, làm gì có thời điểm nào tuyệt đối như vậy.
Đi tìm và tôn thờ sự hoàn hảo mà chúng ta không biết rõ nó tròn vuông ra sao, có chăng cũng giống như người đi tìm hình của nước? Sao chúng ta không mở lòng mình ra, đón nhận cuộc sống xung quanh như là nó vốn dĩ, làm mới bản thân mình hơn mỗi ngày và cứ phấn đấu đến nơi mình cần đến.
Bởi lẽ, dù không vươn tới chạm được vào Mặt Trăng đi nữa, chúng ta cũng ở giữa những vì sao lấp lánh. Không cần quá chi li, tiểu tiết, nhưng biết đủ và biết tận hưởng…

“Lagom” là một tính từ dùng để chỉ sự vừa phải, không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít. Thật khó để có thể truyền tải hết ý nghĩa của từ lagom sang bất kỳ thứ tiếng nào khác. Người Thụy Điển dùng Lagom như “kim chỉ nam” chung cho cả dân tộc, hình thành nên phong cách sống, ứng xử, giao tiếp, và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Lagom là vừa đủ, là thích hợp, là cân bằng nhưng không nhất thiết phải là hoàn hảo nhất.
XEM THÊM:Đừng kết hôn trước tuổi 30 tuyên ngôn của người phụ nữ hạnh phúc
Như một giai thoại từ thế kỷ trước, nhiều người tin rằng từ này bắt nguồn từ thuật ngữ “laget om” của người Viking – nghĩa là “chuyền quanh trong nhóm” xuất phát từ thói quen những người Viking. Vào thời đó, khi tất cả cùng ngồi quanh chiếc bàn và chuyền tay nhau những chiếc sừng đựng đầy rượu, mỗi người nhấp một ngụm vừa phải, làm sao để những người sau đó cũng có đủ rượu để thưởng thức.
Trong một xã hội mà con người có thể tiếp cận với bất cứ thứ gì, vào bất cứ lúc nào thì Lagom giống như một cơn gió lạ. Sự hài lòng trong phong cách sống của người Thụy Điển không phải là vì họ có tất cả mọi thứ, mà đơn giản đó là một trạng thái thỏa mãn với những gì mình đang có. Lagom chính là việc thoát ra khỏi những bộn bề và cân đo đong đếm một cách thái quá.
Tinh thần Lagom thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống Thụy Điển, từ việc chỉ nói ngắn gọn vừa đủ không khoa trương, ở trong những ngôi nhà đơn giản ít đồ đạc và thoáng đãng, ăn những đồ ăn không quá cầu kỳ, thậm chí đến vui chơi cũng không quá ồn ào, náo nhiệt… Tất cả những điều đó đã tạo nên một phong cách sống tối giản nhưng mang lại sự bình an trong tâm hồn và hài hòa trong cuộc sống.
HỒ HƯỚNG
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HAY TẠI ĐÂY