“The way to bring about change is to be proactive and active” – bạn có hiểu câu nói của Octavia Spencer. Chủ động trong công việc là một kỹ năng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi những nhà huấn luyện và định hướng nghề nghiệp trên toàn thế giới. Trong cuộc sống, hẳn bạn cũng thấy người chủ động được ưu ái hơn.
Nội dung
Người chủ động và người bị động khác nhau thế nào
Chúng ta có âm đối dương, chúng ta có sống đối chết, chúng ta có giới tính nữ – giới tính nam, chúng ta có ngày – đêm,… và cả chủ động – bị động. Nếu xét trên mọi vấn đề của cuộc sống, chưa hẳn lúc nào chủ động cũng là tốt và bị động cũng là tệ. Nhưng phải nói rằng khi làm việc, bạn càng chủ động bao nhiêu, bạn càng dễ đạt được thành công hơn.

Những người bị động có xu hướng chờ đợi mọi thứ xảy ra rồi mới từ từ đưa ra các giải pháp hành động. Họ chỉ làm những gì bắt buộc và thật sự cần thiết. Trong khi đó người chủ động luôn làm việc có mục đích sẽ lên kế hoạch trước, tính toán những khả năng có thể xảy ra và đưa ra nhiều phương án dự phòng một khi lỡ xảy ra sự cố, từ “chờ đợi” được kiểu người này loại bỏ khỏi từ điển của mình.
Những người chủ động sẽ có xu hướng “mua việc vào người”, họ cũng thường tự ý thức điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhờ đó họ sẽ đạt được những lợi ích dưới đây.
Những lợi ích to lớn khi bạn chủ động trong công việc
Thích ứng nhanh và sẵn sàng giải quyết vấn đề

Khi là một người chủ động, bạn luôn trong tâm thế đi trước một bước. Nhiều phương án đưa ra khó có thể khiến bạn “trật đường ray” dù có gặp phải một tình huống đột ngột. Bạn hoàn toàn dư sức điều chỉnh lại những sai sót, đưa ra phản hồi về cách làm việc của cả bản thân và đội nhóm.
Giảm áp lực đè nặng trên vai khi công việc trở nên dồn dập

Nếu bạn đang là một người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi deadline hẳn bạn sẽ nhanh chóng trở nên chán nản và thấy bản thân thật kém cỏi. Bạn khó hoàn thành các chỉ tiêu công việc và chúng cứ thế dồn ứ lại từ ngày này qua ngày khác, chưa kể áp lực khiến bạn làm qua loa đối phó. Bạn bắt đầu so sánh mình với những người nhàn nhã xung quanh.
Đó là những cá nhân biết chủ động trong công việc. Họ không bị hoảng loạn vì họ có những phương pháp phân bố thời gian, hoàn thành và đánh giá trước thời hạn.
Xem bài viết Top 10 sách truyền động lực vực dậy ý chí trong bạn
Tự nhận thức bản thân đang ở đâu
Người chủ động biết tự nhận thức điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục của mình. Khi đạt được sự rõ ràng trong ý thức, họ kiểm soát mình tốt hơn và biết cách phải làm gì để gây ấn tượng trong công việc, từ đó được lòng cấp trên và mở ra cơ hội thăng tiến.
Tâm thế tự tin, bình thản

Người chủ động sắp xếp lịch trình của mình trước cả một tuần, một tháng, một năm. Những chỗ trống trong quỹ thời gian được họ điền bằng những cuốn sách phát triển bản thân, bằng khóa học nghiệp vụ hoặc tiếng anh, bằng những buổi giao lưu, củng cố và mở rộng mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,…
Càng ngày họ càng tự tin hơn vì họ sở hữu nhiều thứ mà những người bị động còn đang loay hoay xử lý những rắc rối trong công việc.
Chủ động trong công việc là một kỹ năng mềm cần thiết cho bất cứ ai muốn nhanh chóng đạt được một mục tiêu và thành tựu nào đó. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc làm theo ý mình thay vì chỉ như một cái máy chỉ đâu làm đấy, là nô lệ của công việc. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tự chủ, tự do và thoải mái.
Xem thêm: 5 cách rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường đại học
Lá Đa
Tags: #chủ động #kỹ năng mềm #tự tin