• Shop
  • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Mời cộng tác
Sống giá trị
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
Sống giá trị
No Result
View All Result
Home Sáng tác

Cái hay của sự thiếu thốn

Cái hay của sự thiếu thốn

Phạm Thị Ngọc Anh by Phạm Thị Ngọc Anh
Tháng Tư 6, 2020
in Sáng tác
0 0
2
30
Cái hay của sự thiếu thốn

Cái hay của sự thiếu thốn

 

Thiếu thốn thì khốn khổ chứ hay ho nỗi gì? Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng mong muốn một cuộc sống đủ đầy – đủ đầy về vật chất, sức khỏe, tinh thần, tình cảm … Nhưng nhìn lại, thiếu thốn ở một khía cạnh nào đó, cũng khiến cuộc sống của chúng ta muôn màu hơn. Quan sát những chuyện đã xảy ra trong cuộc sống của mình, tôi dần nhận ra cái hay của sự thiếu thốn.

Đó có thể là một ngày thư thả trong gian phòng nhỏ của mình, tôi thấy việc nghe nhạc trong thời buổi bây giờ thật tiện lợi. Chỉ cần một chiếc điện thoại trong tay, lên một trang nghe nhạc trực tuyến bất kì, tôi có thể tiếp cận vô số những bản nhạc của những ca sĩ khác nhau. Nhạc thì phong phú là vậy, nhưng bất giác tôi nhớ tới cái thời mình nghe nhạc cách đây mười mấy năm về trước.

Chỉ cần một chiếc điện thoại trong tay, lên một trang nghe nhạc trực tuyến bất kì, tôi có thể tiếp cận vô số những bản nhạc của những ca sĩ khác nhau. Ảnh: Internet.

Ngày ấy, nghe nhạc không sẵn và dễ dàng như bây giờ. Hồi đó, tôi còn đang là cô học trò cấp 3 nhiều mơ mộng. Tôi mê bài hát “Xe đạp” lãng mạn và dịu dàng của Thùy Chi biết bao. “Dường như nắng đã làm má em thêm hồng, làn mây bay đã yêu tóc em. Trộm nhìn anh khẽ cười khiến em thẹn thùng. Áo trắng em bây giờ tan trường…” – những ca từ và giai điệu ấy hẳn còn lấp lánh trong ký ức của thế hệ 8x, 9x một thời.

Để nghe được bài hát ấy, tôi phải chờ đợi chương trình ca nhạc theo yêu cầu, được phát vào khung giờ cố định trên tivi. Hôm nào, nếu không xem từ đầu, rất có thể tôi sẽ bỏ lỡ mất khúc mà bài hát được phát. Một cảm giác thoáng buồn và tiếc nuối sẽ xâm chiếm tâm hồn tôi ngay lúc ấy. Tôi thích nghe ca khúc “Xe đạp” tới mức mà tôi thường xuyên gọi nhờ tới số điện thoại của một người quen cài bài hát đó làm nhạc chờ. Để rồi lòng đầy vui sướng vì được thưởng thức chỉ hai ba mươi giây ngắn ngủi giai điệu ấy. Giờ đây, khi việc nghe nhạc đã trở nên dễ dàng, nhưng những cảm xúc háo hức và ngóng đợi như những ngày thiếu thốn ấy tôi chẳng thể tìm lại được nữa.

Tôi mê bài hát “Xe đạp” lãng mạn và dịu dàng của Thùy Chi biết bao. Ảnh: Internet.

Đó có thể là khi tôi hồi tưởng lại chuyện tình cảm đã đi qua trong cuộc sống của mình. Xét cho cùng thì chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta có câu: “Tình yêu giống như một con quái vật kỳ lạ, cho ăn no thì chết, bỏ đói thì sống”. Hóa ra là, trong tình yêu, sự quan tâm là cần thiết, nhưng những khoảng lặng cho cuộc sống riêng của mỗi người cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì người ta chỉ nhớ nhung một ai đó, khi thiếu đối phương ở bên cạnh họ. Bởi vì người ta chỉ cảm thấy sự trống trải, khi thiếu vắng sự quan tâm thường xuyên.

Tôi chua chát để mà nhận ra rằng, nếu tình yêu là một cái cây, thì sự dư thừa quan tâm cũng giống như ta tưới quá nhiều nước. Cái cây tình yêu ấy rồi cũng sẽ chết yểu một ngày mà thôi. Mối quan tâm dành cho một người nếu đậm đặc quá, sẽ chỉ khiến người còn lại coi đó như một lẽ thường tình. Phàm cái gì mà sẵn có và dễ dàng quá, thì người ta chẳng biết trân trọng. Và sau những tổn thương, điều tốt nhất cho hai người, đôi khi nên là một cuộc tình dang dở.

 

Mối quan tâm dành cho một người nếu đậm đặc quá, sẽ chỉ khiến người còn lại coi đó như một lẽ thường tình. Ảnh: Internet.

Vậy đó, dù muốn hay không, tôi cũng phải chấp nhận rằng sự đời lắm lúc khùm khoằm và oái oăm như thế. Không phải cứ dư thừa là tốt, mà thiếu thốn là xấu. Phải đi qua thiếu thốn, ta mới cảm nhận được trọn vẹn niềm vui lúc đủ đầy. Không có mất đi, ta chẳng biết trân quý những điều mình đang sở hữu. Sự thiếu thốn, cũng như nhiều điều khác, là một nghệ thuật đầy thông thái của cuộc sống này. Đến một lúc nhìn lại mọi thứ phía sau lưng, tôi cảm ơn sự thiếu thốn, đã cho tôi những cảm xúc và những bài học sâu sắc mà tôi chẳng thể tìm được khi mình đủ đầy.

Amber Phạm

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HAYTẠI ĐÂY!

Tags: amber phamCái hay của sự thiếu thốnsống giá trịTản văn
Previous Post

Làm người thứ ba, người khổ nhất là mình thôi!

Next Post

Anh về với đất mẹ

Next Post
lễ viếng hai công an Đà Nẵng hy sinh

Anh về với đất mẹ

Please login to join discussion
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Cù lao không chỉ là địa điểm, bạn có biết thêm 4 nghĩa này?
  • 9 kỹ năng sinh viên cần có để không lao đao sau đại dịch
  • 7 Kỹ Năng Cần Thiết Trong Thế Giới Cạnh Tranh
  • (không có tiêu đề)
  • (không có tiêu đề)

Phản hồi gần đây

  • Quang Vũ trong Yêu việc mình làm hay làm việc mình yêu?
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm trong Review phim: Cuộc đời của Pi – Bộ phim nên xem khi chán nản, tuyệt vọng…
  • dinhphuong888 trong Tiền Bạc và Hạnh Phúc
  • songgiatri QTV trong Hướng dẫn thành viên đăng bài và tính nhuận trên website Sống Giá Trị
  • songgiatri QTV trong LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỒI PHỤC MỘT CỘNG ĐỒNG GẦN NHƯ ĐÃ CHẾT?

Lưu trữ

  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng Mười Hai 2019
  • Tháng Mười Một 2019
  • Tháng Mười 2019
  • Tháng Chín 2019
  • Tháng Tám 2019
  • Tháng Bảy 2019
  • Tháng Sáu 2019

Chuyên mục

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Sống Giá Trị

Sống Giá Trị là thương hiệu được bảo hộ bởi VietHope
songgiatri.info@gmail.com

Sitemap

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

FACEBOOK

Sống Giá Trị

WEBSITE LIÊN KẾT

Hội Ma Ngoáy
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Mời cộng tác

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
  • Đăng Nhập

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In