Bí quyết sửa lỗi chính tả sẽ giúp bạn khắc phục được những lỗi trong viết bài. Ngôn ngữ của người Việt mang nhiều nét đẹp và sự độc đáo. Thế nhưng chính vì sự đa dạng và khá phức tạp này khiến cho nhiều người thường mắc các lỗi chính tả cơ bản. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
1. Những lý do khiến nhiều người thường xuyên bị sai chính tả
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lỗi chính tả ở người Việt. Dưới đây là những nguyên nhân chính, thường gặp nhất.
Sai do không được chỉ bảo từ nhỏ
Những lỗi chính tả khi sai từ nhỏ thường rất khó sửa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc không cẩn thận hoặc không được chỉ dẫn từ nhỏ khiến các lỗi này vẫn gặp khi lớn lên.

Không chú ý
Người viết sẽ dễ bị mắc lỗi khi không tập trung hoặc viết quá nhanh. Lỗi này có thể về chính tả, dấu câu, đánh máy. Người viết hoàn toàn có thể nhận ra khi đọc lại bài của mình.
Khó khăn khi xác định
Họ không thể phân biệt được chữ cái hay số nào là đúng. Do từ có quá nhiều sự lựa chọn, chính vì thế, người viết thường không biết chọn sao cho đúng và thường sẽ chọn bừa một đáp án. Sự phân vân này kéo dài hết lần này đến lần khác. Lần sau dù gặp y hệt trường hợp này họ cũng có thể viết sai dù lần trước đã viết đúng.
Không biết mình đang viết sai
Một lý do vô cùng hay gặp đó chính là không biết mình viết sai ở đâu. Trong trường hợp này, hãy tra từ điển hoặc hỏi người khác. Tuy nhiên nếu bạn vẫn nghĩ mình viết đúng thì rất khó để sửa lỗi chính tả này.

2. Những lỗi chính tả thường gặp
Có rất nhiều các từ ngữ mà rất nhiều người viết thường xuyên mắc phải. Dưới đây là một số lỗi cơ bản trong hàng ngàn những lỗi sai phổ biến. Cụ thể là:
- “Dành” và “giành”: từ “dành” thường mang ý nghĩa tiết kiệm hoặc xác định quyền sở hữu. Từ “giành” lại chỉ tới sự tranh đoạt.
- “Dữ” và “giữ”: “ dữ” là từ chỉ tính cách – “giữ” là động từ chỉ việc bảo vệ, sở hữu
- “Khoảng” và “khoản”: “khoảng” thường chỉ không gian, thời gian bị giới hạn hoặc sự ước lượng – “khoản” là một mục hoặc một bộ phận
- “Sửa” và “sữa”: “sửa” là động từ – “sữa” là danh từ
- “Chửa” và “chữa”: “chửa” là mang thai – “chữa” là động từ, đồng nghĩa với từ sửa.
- “Dục” và “giục”: “dục” là sự ham muốn – “giục” là sự hối thúc
- Số chẵn, số lẻ: chữ “chẵn” dùng dấu ngã, “lẻ” dùng dấu hỏi
- Bán sỉ, bán lẻ: dấu hỏi là đúng
- ….

3. Bí quyết sửa lỗi chính tả
Để có thể tìm ra phương pháp xử lý lỗi sai chính tả, bạn cần phải nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Dưới đây là một số bí quyết sửa lỗi chính tả mà bạn có thể thực hiện:
Tập trung
Nếu bạn phát hiện mình có dấu hiệu sai chính tả và cần phải chỉnh sửa, bạn cần phải tập trung nhiều hơn. Nếu bạn tự biết mình sai ở đâu nhưng do không cẩn thận, hãy tập trung bằng các phương pháp sau đây dọn dẹp sạch sẽ nơi ngồi làm việc, đủ ánh sáng, uống nhiều nước, không gian im lặng, tránh xa các trò chơi giải trí ồn ào,…

Chú ý từng từ
Bạn hãy chủ động ghi nhớ lại những từ ngữ bị sai lỗi chính tả và cách sửa hợp lý bằng cách dán giấy ghi nhớ lên tường. Nhìn thấy nhiều lần, não bộ sẽ tự động ghi nhớ những từ ngữ đúng từ đó giúp bạn có thể sửa lỗi chính tả một cách dễ dàng.
Sử dụng từ điển
Một cuốn từ điển tiếng Việt sẽ là lựa chọn hợp lý hơn so với từ điển trên mạng. Bạn sẽ có thể tra cứu những từ ngữ mà mình còn băn khoăn, có thể trau dồi thêm những từ mới để có thể sử dụng đúng ngữ cảnh.

Nhờ người khác soi bài
Thông thường bạn rất khó để phát hiện ra lỗi trong bài viết của chính mình. Cách đơn giản nhất đó chính là bạn hãy nhờ một người khác xem bài và chỉ ra lỗi. Khi bạn nhận được sự chỉ dẫn của người khác, não bộ sẽ tự khắc ghi nhớ lâu hơn và không còn gặp lại lần sau nếu vấp phải câu chữ tương tự.
Bài viết trên đây đã đưa ra những nguyên nhân, những lỗi chính tả thường gặp cũng như bí quyết sửa lỗi chính tả đơn giản. Chỉ cần chú ý và ham học hỏi, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được những kỹ năng viết, nói để chuẩn chính tả hơn. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn.