• Shop
  • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Mời cộng tác
Sống giá trị
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
Sống giá trị
No Result
View All Result
Home Giá Trị Sống Chuyện Đông Tây

Bí mật Thượng Hải

Nguyễn Thanh Vân by Nguyễn Thanh Vân
Tháng Bảy 18, 2019
in Chuyện Đông Tây
1 0
0
32
Bí mật Thượng Hải

Khó có thể hình dung, phía sau một Thượng Hải bề thế, tráng lệ là một thế giới hoàn toàn khác biệt, gần như không bao giờ được nhắc đến.

Vào một ngày đẹp trời, tôi quyết định thử khám phá Thượng Hải từ cửa sau ngôi nhà trọ nằm sâu trong một ngõ nhỏ thuộc khu Tô Giới Pháp cũ. Vài tuần đầu khi đến đây, mọi hoạt động của tôi đều tập trung hướng ra cửa trước. Cho đến khi tôi tình cờ phát hiện có một thế giới đang tồn tại song song với thế giới đang hiển hiện trước mắt.

Đằng sau nơi tôi ở là một ngõ nhỏ với những ngôi nhà gạch xám giống hệt nhà tôi. Đang là giờ ăn trưa nên các cửa sổ, cửa lớn cũ kỹ màu sương gió đều mở rộng. Trong nhà mọi người ngồi bên những chiếc chảo xèo xèo mỡ… Ngoài ngõ thỉnh thoảng lại có tiếng rao của một chị bán hàng rong…

Thực tế Thượng Hải đã tồn tại hai thế giới tách biệt ngay từ cuối Cuộc chiến Nha phiến I năm 1842. Sau khi Anh tấn công Hoàng Đế Tao-Kuang và chiếm đóng thành phố. Họ đưa ra yêu sách đòi Thượng Hải trở thành một cảng thương mại tự do và người Anh có thể thoải mái cư trú. Không lâu sau, người Pháp , người Mỹ đều đưa ra các yêu sách tương tự và đất dọc theo con sông Hoàng Phố được phân bố cho khu Định cư Quốc tế và khu Tô giới Pháp. Phần còn lại thuộc về người Trung Quốc.

Thượng Hải cũ và Thượng Hải mới không phải lúc nào cũng giống như hai sợi chỉ cùng tồn tại song song.
Thượng Hải cũ và Thượng Hải mới không phải lúc nào cũng giống như hai sợi chỉ cùng tồn tại song song. Ảnh: Internet

Sau đó rất nhanh, các trại định cư ngày một phình ra và xâm lấn tới vùng đất của người Trung Quốc cũ, ép nó về phía sau một loạt những tòa nhà hoành tráng mới. Thượng Hải cũ và Thượng Hải mới không phải lúc nào cũng giống như hai sợi chỉ cùng tồn tại song song. Đôi lúc sợi chỉ này cũng biết kéo mình để gặp sợi chỉ kia, hoặc cũng có lúc sợi chỉ kia lại kéo mình để gặp sợi chỉ này ở đâu đó. Và đó là điều tôi thấy ở quán trà Gu Yuan Antique…

Khi đang thủ khám phá thành phố từ cửa sau tôi bỗng phát hiện một ngôi nhà với chiếc cổng gỗ lớn, phía trên cao treo hai chiếc đèn lồng đỏ. Một tấm biển lớn đề chữ TEAHOUSE. Bước qua cổng là khu vườn nhỏ với những cây thông châu Á và một bức tượng phật hiền từ bằng đá granite. Bên trái tôi là quán trà. Mở cửa bước vào bên trong tôi thấy hệt như mình đang ở trong một quán trà thế kỷ 19 của Trung Quốc Với những chiếc bàn có bằng gỗ teak, những tấm bình phong bằng gỗ đàn hương. Những chậu bonsai được bày chỗ này chỗ kia. Trần nhà bằng tre, treo những chiếc đèn lồng vuông màu vàng, đâu đó có tiếng nỉ non của chiếc đàn nhị vang lên trong không khí. Trên mỗi chiếc bàn đều có một chiếc chuông bằng đồng để gọi người phục vụ.

Tôi ngồi xuống và khẽ rung chuông, gần như ngay lập tức một người đàn ông khoảng 60 tuổi xuất hiện ở bàn tôi. Ông tự giới thiệu tên mình là Shanxi Kuo, là chủ quản, Ông đưa cho tôi xem một chiếc quạt trên đó có ghi danh sách các loại trà quán phục vụ. Khi biết tôi ngạc nhiên trước bộ sưu tập đồ nội thất cổ của quán, ông đã giải thích bằng một câu chuyện thú vị. “Tôi là một người có nguồn gốc từ một vị tướng đời Đường, Thực chất tôi là cháu đời thứ 53 của một vị tướng ở Sơn Tây”. Ông hạ thấp mắt xuống, rồi nói tiếp: “Khi tôi 17 tuổi – năm 1966, Cách mạng Văn hóa Trung Quốc bùng nổ, tôi trở thành chỉ huy của một nhóm hồng vệ binh ở Bắc Kinh. Nhiệm vụ của chúng tôi là xóa bỏ văn hóa cũ cùng những thứ đi kèm nó. Đó chính là khoảnh khắc tôi bắt đầu đem lòng yêu mến những món đồ cổ quý giá”. Tôi lại càng thêm ngạc nhiên vì điều này. Ông ta là người có vị trí trong đội Hồng vệ binh, và theo tất cả những gì tôi đã từng đọc được thì những người này phá cửa nhà của mọi người và hủy hoại toàn bộ những món đồ cổ mà họ tìm thấy. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao hiện chỉ còn rất ít đồ cổ còn lại ở Trung Quốc đại lục.

Khám phá những góc khuất của thành phố thượng hải
Rõ ràng Thượng Hải còn là một thành phố của trầm mặc, của những gì xưa cũ. Nó không chỉ là một thành phố có hai cảng sầm uất hơn cả cảng Singapore và Rotterdam (Hà Lan). Ảnh: Internet

“Bố của tôi rất yêu đồ cổ”, Kuo tiếp lời: “Bất kỳ khi nào ông mua được một chiếc ghế, một cái bàn, một bức tượng, ông sẽ kể cho tôi nghe câu chuyện về nó và chỉ ra làm thế nào để biết tuổi của nó. Ông truyền lại cho tới các kiến thức về đồ cổ, nhưng tôi chỉ thực sự yêu chúng khi phải đối mặt với việc phá hủy chúng”.

Kuo khẽ gãi gãi bức tượng bằng ngón tay út và khuôn mặt trở nên rười rượi buồn khi nhớ lại những thời khắc đã qua. “Tôi có hai người giúp việc mà tôi tin tưởng, và cùng với các vệ binh khác chúng tôi lao vào các căn nhà. Tôi có nhiệm vụ chỉ đạo sẽ làm gì. Vì vậy nếu tôi thấy cái gì đó thực sự cổ và có giá trị, tôi sẽ nói với các vệ binh khác nó vô giá trị và yêu cầu họ để lại. Những thứ nhỏ, tốt tôi nhờ những người giúp việc của mình đưa về nhà họ để cất giữ cho tới khi mọi thứ qua đi. Tôi không thể tự mang chúng, bởi tôi là một sỹ quan đang sống trong trại lính”.

Câu chuyện của chúng tôi từ đồ cổ quay sang trà Pu’er, thứ trà được bán với giá $100 một lượng chỉ bằng chiếc bánh nhỏ, rất nổi tiếng vì các tính chất dược học đặc biệt. “Trà Pu’er chỉ mọc ở Yunnan”, Kuo nói với tôi. Và chỉ cây trà lâu đời nhất, có độ tuổi trên 100 năm mới có các đặc tính chữa bệnh. Thời xưa, họ nén trà lại và đưa về Bắc Kinh bởi một chiếc xe ngựa dài. Do không thể thấy tất cả những con ngựa, người ta gắn lên bờm ngựa những chiếc chuông”. Nói tới đây ông chỉ vào chiếc chuông trên bàn. “Khi ngựa đi đúng đường, những chiếc chuông sẽ tạo thành ra một thanh âm thanh đồng nhất, khi ngựa có vấn đề chuông sẽ tạo ra những tiếng khác nhau. Tôi treo chuông ở đây để nhắc nhở chúng tôi về điều đó”.

Rõ ràng Thượng Hải còn là một thành phố của trầm mặc, của những gì xưa cũ. Nó không chỉ là một thành phố có hai cảng sầm uất hơn cả cảng Singapore và Rotterdam (Hà Lan).
Thượng Hải cuối cùng dù có phát triển thế nào đi nữa nó vẫn giống như một chứng nhận lịch sử mà nhìn vào đó người ta có thể thấy có một Trung Hoa không bao giờ mất.

Sau đó Kuo trình diễn cho tôi xem nghi lễ trà. Ông rót nước sôi từ một chiếc ấm có vòi dài. Chiếc ấm tạo ra một dòng nước cao 20cm trong không khí hệt như cảnh tôi từng thấy trong các bộ phim lịch sử Trung Quốc. Kuo rót nước lên cả chiếc ấm cũng như vào trong ấm. Cuối cùng ông đưa tôi một tách trà nhỏ. Nó có mùi gần giống cây dành dành, và khi tôi uống chất lỏng nhẹ, có khói bốc lên đó, tôi bỗng có cảm giác rõ rệt rằng cuộc sống bình thường của bất kỳ người Trung Quốc nào cũng có rất nhiều bước ngoặt và ngã rẽ giống như những ngõ sau Thượng Hải. Và cuộc sống của Kuo là một minh chứng sống động.

Vài tuần sau khi gặp Shanxi Kuo, tôi lại lang thang ngõ sau nhà mình để khám phá các góc hay ho khác của Thượng Hải. Ý định ban đầu của tôi chỉ là sẽ tìm mua hai con sư tử đá ở đường Dongtai. (Theo truyền thuyết, trấn hai con sư tử đá trước của nhà có tác dụng giúp trừ tà đuổi ma quỷ). Nhưng chẳng hiểu sao bước chân lại đưa tôi tới một nơi xa hơn và thú vị hơn (có lẽ là nơi thú vị nhất Thượng Hải), đường Xizang.

Ở đây tôi may mắn chứng kiến điều có lẽ chẳng người ngoại quốc nào biết về Thượng Hải: Chợ dế Xizang. Nói là chợ dế nhưng thực ra đây là chợ sinh vật cảnh thì đúng hơn bởi xung quanh tôi kín mít các gian hàng bán động vật. Ở phía trái, tôi thấy những chiếc lồng nhốt những chú cún con, phía phải: những bể kính nhỏ với những con hamster nhỏ xíu đang chạy đi chạy lại. Trong các chuồng gỗ lớn là những con sóc Sinsin còn trong những chiếc chuồng thép nhỏ thì nhốt những con sóc chuột. Người bạn rùa đang ngủ, trước mặt anh ta là những chiếc bể đựng rùa cả nước ngọt lẫn nước mặn đang bơi. Quầy chim kiểng nối quấy chim kiểng. Có vẻ cả người lẫn vật nơi đây tất cả đều đang chộn rộn với việc mua bán.

Rõ ràng Thượng Hải còn là một thành phố của trầm mặc, của những gì xưa cũ. Nó không chỉ là một thành phố có hai cảng sầm uất hơn cả cảng Singapore và Rotterdam (Hà Lan). Nó cũng chẳng phải chỉ có Phố Đông nơi 20 năm trước còn là một vùng ruộng nước nay đã trở thành nơi tụ họp của hàng ngàn tòa nhà chọc trời, đại bản doanh của hàng trăm tập đoàn thế giới với kiến trúc tân kỳ. Nó chắc chắn còn cả Nam Phố với những kiến trúc xưa cũ. Thượng Hải cuối cùng dù có phát triển thế nào đi nữa nó vẫn giống như một chứng nhận lịch sử mà nhìn vào đó người ta có thể thấy có một Trung Hoa không bao giờ mất.

Tiểu Dẫn

 

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC TẠI ĐÂY

XEM THÊM BÀI VIẾT CHUYÊN MỤC KHÁCTẠI ĐÂY

Tags: chuyện đông tâycuộc sống thượng hảisống giá trị
Previous Post

Thơ: Gửi người ngày mai sẽ cũ

Next Post

Thơ: Chờ chồng năm canh

Next Post
Thơ: Chờ chồng năm canh

Thơ: Chờ chồng năm canh

Please login to join discussion
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Tôi lái máy bay đến đại học – Công thức trở thành “thiên tài”
  • Cù lao không chỉ là địa điểm, bạn có biết thêm 4 nghĩa này?
  • 9 kỹ năng sinh viên cần có để không lao đao sau đại dịch
  • 7 Kỹ Năng Cần Thiết Trong Thế Giới Cạnh Tranh
  • (không có tiêu đề)

Phản hồi gần đây

  • Quang Vũ trong Yêu việc mình làm hay làm việc mình yêu?
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm trong Review phim: Cuộc đời của Pi – Bộ phim nên xem khi chán nản, tuyệt vọng…
  • dinhphuong888 trong Tiền Bạc và Hạnh Phúc
  • songgiatri QTV trong Hướng dẫn thành viên đăng bài và tính nhuận trên website Sống Giá Trị
  • songgiatri QTV trong LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỒI PHỤC MỘT CỘNG ĐỒNG GẦN NHƯ ĐÃ CHẾT?

Lưu trữ

  • Tháng Sáu 2022
  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng Mười Hai 2019
  • Tháng Mười Một 2019
  • Tháng Mười 2019
  • Tháng Chín 2019
  • Tháng Tám 2019
  • Tháng Bảy 2019
  • Tháng Sáu 2019

Chuyên mục

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Sống Giá Trị

Sống Giá Trị là thương hiệu được bảo hộ bởi VietHope
songgiatri.info@gmail.com

Sitemap

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

FACEBOOK

Sống Giá Trị

WEBSITE LIÊN KẾT

Hội Ma Ngoáy
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Mời cộng tác

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
  • Đăng Nhập

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In