Mỗi vùng miền của đất nước ta thì ẩm thực truyền thống luôn là điều bí ẩn thu hút khách du lịch tới và thưởng thức. Nhắc đến Sóc Trăng ta thường nhớ đến món bánh Pía đậm đà vị ngọt của trái cây, nhắc đến Bình Định ta nhớ đến món bánh ít và nhắc đến mảnh đất Thanh Hóa nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ ta thường nhớ đến nao lòng món bánh răng bừa dẻo thơm từng miếng.
Bánh răng bừa- biểu tượng của một công cụ lao động nông nghiệp
Bánh răng bừa có nguồn gốc từ huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa). Truyện xưa kể rằng, vào thời vua Lê Hoàn vào mỗi dịp Lễ đầu năm, vua Lê Hoàn thường đích thân xuống đồng cày ruộng mong cho một năm bình yên, mùa màng bội thu cho nhân dân khắp nước. Để đền đáp lại vua, nhân dân ở đây đã làm món bánh này với lòng thành kính dâng lên cho vua thưởng thức. Để làm ra món bánh này, thì gạo làm bánh phải được chắt lọc từng hạt với mong muốn làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng. Chiếc bánh có hình thon dài, giống những chiếc răng của cái bừa- một công cụ lao động của người làm nông. Bên cạnh việc có hình dáng giống thì bánh răng bừa cũng biểu tượng cho thành quả lao động một năm của người nông dân.
Đối với những đứa con xa quê, mỗi dịp được về thăm nhà chỉ mong các bà, các mẹ, các chị làm cho một đĩa bánh răng bừa ăn để thỏa mãn nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ mùi vị quê hương. Ăn từng chiếc bánh chính là lúc mỗi đứa con xa cảm nhận. Là lúc nhớ lại hương vị quê hương, hương vị của tuổi thơ, hương vị của những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ nuôi chúng ta không lớn nên người.
Xem thêm:

Sự chắt lọc trong từng nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh quê hương
Bánh răng bừa được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hay lá chuối và được luộc chính. Tuy nguyên liệu làm bánh rất dễ tìm ở các vùng quê nhưng qua bàn tay người mẹ, người chị ở miền quê Xứ Thanh chọn lọc, chế biến thì mới tạo nên nét đặc trưng của bánh răng bừa Xứ Thanh nổi tiếng thu hút khách thập phương về thưởng thức.
Gạo để làm bánh phải là gạo tẻ, dẻo, thơm và ngon nhất trong tất cả các loại gạo. Gạo được ngâm trong nước sạch từ 3-4h sau đó vo thật sạch, loại bỏ các hạt đen, hư và tạp chất; sau đó đem xay. Người Thanh Hóa ưa chuộng xay gạo với nước bằng cối xay bột thủ công để bột trắng mịn, dẻo. Sau đó, đặt bột vào nồi to lên bếp, khuấy bột liên tục để bột mịn, không bón cục và không được quá chín. Đến khi nào khuấy bột sền sệt, nặng tay thì bạn bắc ra ngoài chuẩn bị gói bánh.
Để chiếc bánh thêm vị béo ngậy thì người ta làm thêm nhân bánh. Nhân bánh được làm từ thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ, trộn với tiêu, muối rồi xào lên, đến khi nào mùi thơm tỏa khắp nhà thì bạn lấy ra.
Lá để gói bánh cũng được chọn lọc kỹ càng. Lá bánh phải dùng lá dong rừng hoặc lá chuối ngự tươi, rửa sạch, hơ qua lửa tạo độ dẻo để gói chiếc bánh được vuông góc, tròn đều.
Gói bánh: Bạn múc từng thìa bột, rải đều lên lá bánh theo chiều dài, sau đó cho nhân vào giữa lớp bột, gói sao cho hai đầu chiếc bánh thon dài, phần giữa gồ lên để giống chiếc răng bừa, vuốt đều, vặn lá lại và gập 2 đầu lá lại với nhau.

Luộc bánh: Khi đã gói bánh xong bạn có thể luộc bánh hoặc hấp cách thủy, nhưng nếu bạn luộc bánh sẽ ngon hơn khi bạn hấp. Đun bánh trong nồi với lượng nước ngang ngửa bánh trong vòng 30 phút, lửa đều không được quá to hay nhỏ. Sau 30 phút bạn kiểm tra bánh, nếu được bạn vớt ra cho ráo nước và thưởng thức bánh với một chén nước mắm.
Kết
Hãy thử một lần về Thanh Hóa để thưởng thức món bánh răng bừa dân giã này, để bạn có thể cảm nhận được hết cái giá trị của người nông dân. Đó cũng là tấm lòng hiếu khách của người dân Thanh Hóa. Phải thưởng thức để thấy hết vị ngon thôn quê đọng lại trong chiếc bánh nhỏ bé xinh xinh nhưng rất mặn mà.
Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây
Xem thêm bài viết tại Sống Giá Trị
Tags: #bánh răng bừa