• Shop
  • My Account
    • Cart
    • Checkout
  • Mời cộng tác
Sống giá trị
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
No Result
View All Result
Sống giá trị
No Result
View All Result
Home Sáng tác

Truyện ngắn: Bìm bịp nở hoa

Dương Huệ Chúc by Dương Huệ Chúc
Tháng Tám 26, 2019
in Sáng tác, Truyện
0 0
0
31
Truyện ngắn: Bìm bịp nở hoa

Tôi chẳng thích hoa hướng dương chút nào. Bởi tôi nghi ngại rằng liệu đóa hoa ấy có thể sống không nếu thiếu ánh mặt trời. Tôi thấy người đáng khâm phục phải giống như một dây bìm bịp vậy. Đê tiện đến tận cùng. Chúng có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, dùng mọi thứ để leo lên cao hơn. Chị Bảy là một dây bìm bịp đê tiện mà dẻo dai như thế!

Tôi là một người làm việc tự do. Công nhận là tự do thật, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ. Tôi có một quy tắc nếu tháng đó đã làm được năm triệu, nhất quyết không kiếm thêm một đồng. Mọi người thường bảo rằng tôi lười. Thật ra họ chẳng hiểu gì cả, ngồi trước máy tính đau mắt vô cùng. Vả lại, có thể sống được với mức tiền năm triệu, hà cớ gì phải cố kiếm cho được năm triệu lẻ một nghìn làm gì.

Bố mẹ tôi bực bội không tả nổi, suốt ngày chửi bới đứa con gái này. Mà lý do họ mắng chẳng có sức sáng tạo nào cả, lúc nào cũng bảo tôi không có chí tiến thủ. Ngày nọ, sau khi bị thúc ép ra đường kiếm việc ổn định, tôi quay cổ lại cãi một câu:

– Người có chí tiến thủ tìm đâu chẳng thấy, người hài lòng với cuộc sống mới hiếm thôi!

Thế là bị đá ra đường.

Tôi con người này, lười thì thì lười thật, nhưng cũng nhất quyết phải kiếm đủ ăn. Mà kiếm đủ ăn rồi, thì thường nảy ra ý định làm vài chuyện hơi điên rồ, gọi hoa mĩ là làm việc có ích cho đời. Ấy, chỉ tháng trước thôi, tôi quyết định sẽ làm nhà văn. Bút danh cũng đặt xong rồi. Thế Mạn, tản mạn thế giới, giống như cơn gió vậy, tới rồi lại lui.

Cơn gió này búng mình một phát, vác thân mình nặng nề, từng bước thở hồng hộc đến đường Trần Bình Trọng.

Tôi hay bắt xe buýt ở đây. Và ở đây tôi thường gặp một người còn thú vị hơn tiền rất nhiều. Đó là chị Bảy.

Tôi cũng chẳng biết đấy có phải tên chị hay không, cũng chưa từng hỏi. Chỉ nghe mấy người bán rong gọi thế. Tôi rất ngại phải gọi chị là người phụ nữ này, phụ nữ kia. Chị chẳng giống phụ nữ chút nào.

Con người này, tuổi khó đoán. Nghe giọng thì khá trẻ, nhưng làn da đen đến không thể đen hơn, mái tóc rối búi đằng sau như mớ rẻ rách khiến người ta nghĩ rằng chị đã qua ngũ tuần từ lâu. Đã thế, răng lại vâu, trên răng có vết đen khả nghi. Ôi thôi, quả đúng phiên bản Thị Nở.

Ngoại hình xấu lỗi cũng không phải do chị, nhưng tính cách tệ thì ai mà chịu được. Chị tài năng vô cùng, khiến những người mặt dày như tôi phải nóng mặt vì những câu nói tục của chị. Đã thế, không biết ai đã cho chị sức mạnh để ảo tưởng về bản thân mình như vậy. Gặp ai chị cũng kể về quá khứ oanh liệt của mình. Trong những câu chuyện nói với tôi, không bao giờ chị quên gắn cho mình những cái mác như dũng cảm, giỏi giang, nhân hậu. Tôi nghe mãi cũng mệt.

Cuộc đời chị có thể viết thành nửa cuốn tiểu thuyết. Tại sao chỉ là nửa cuốn à. Bởi vì mở đầu cuốn tiểu thuyết ấy là cuộc sống có thể ví với “Những người khốn khổ” của Victor Huygo. Ảnh: Internet
Cuộc đời chị có thể viết thành nửa cuốn tiểu thuyết. Tại sao chỉ là nửa cuốn à. Bởi vì mở đầu cuốn tiểu thuyết ấy là cuộc sống có thể ví với “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Ảnh: Internet

Chị ấy là người vô gia cư. Tôi thấy không hiểu sao người ta lại kì thị những người vô gia cư. Bởi vì tôi thích nghe những câu chuyện đầu đường xó chợ của chị. Nghe đến mê mẩn. Tôi nghĩ làm nhà văn nhất định phải biết những câu chuyện này, vì nó đời thường, nó thật nhưng cũng có cái gì đó đau lắm.

Và rồi, quỷ thần run rủi, tôi chợt bật ra một câu hỏi khiến mình hối hận muốn cắt đứt lưỡi:

– Này chị. Giả sử em muốn viết truyện về người phụ nữ, thì kiểu nhân vật nào đáng được ca ngợi nhất.

Chị nhìn tôi như người mẹ bất đắc dĩ nhìn đứa con chưa trưởng thành. Chẳng hiểu sao, ma xui quỷ khiến, tôi lại chợt cảm thấy xấu hổ.

Nhưng câu nói tiếp theo của chị lại khiến tôi cười run bụng:

– Tao đây này!

Nếu có cái gương, tôi sẽ có thể chứng kiến khuôn mặt biến dạng của mình lúc này.

– Mày đừng tưởng tao nói đùa. Người theo đuổi tiền thì bị kêu là không chăm lo cho con cái. Người hi sinh, chịu đựng vì gia đình thì bị trách là nhu nhược, hèn yếu. Trong mắt thiên hạ, vĩnh viễn không có gì là đẹp nhất.

Tôi nghĩ rằng, với thiên chức của một nhà văn, mình phải thay đổi quan niệm của chị ngay:

– Chị nói đúng lắm! Nhưng ai cho chị cái tự tin mình là hình mẫu lý tưởng vậy?

– Ngoại mình tao chẳng đẹp gì. Tiền chẳng có, nhà thì không nhưng tao sống tự do tự tại. Tao sống theo cách của mình, chẳng làm hại đến ai, nhưng cũng chẳng phải vì ai mà thay đổi.

Tôi hơi suy nghĩ một chút. Trong thời gian đó, chị lại kể về câu chuyện về thời xa xưa lắm, quá khứ oanh liệt của chị. Trong miệng chị không bao giờ quên đế thêm vài từ khen ngợi mình. Nào là gan dạ, dũng cảm, lạc quan, yêu đời, tự tin,…

Kể ra thì nếu như những gì chị kể là đúng, cuộc đời chị có thể viết thành nửa cuốn tiểu thuyết. Tại sao chỉ là nửa cuốn à. Bởi vì mở đầu cuốn tiểu thuyết ấy là cuộc sống có thể ví với “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Nhưng nửa sau cuốn tiểu thuyết ấy vẫn chưa khép lại được. Bởi vì cuộc sống của chị vẫn còn chẳng ra đâu vào đâu cả.

Chị kể rằng, chẳng biết mình từ đâu ra. Hình như đẻ ra đã xuất hiện ở trên phố, tay cầm chiếc bát rách. Kiếm được đồng tiền nào, chị sẽ phải cầm về đưa cho bố. Mà tên được gọi là bố ấy, có tới 20 đứa con, đứa nào cũng phải đi ăn xin. Chị cứ thế đi xin tiền được một thời gian. Chị cũng không hiểu là đã qua bảo lâu, vì chẳng hiểu thế nào là ngày là tháng. Chị chỉ nhớ mang máng là hình như có mấy lần cờ bay đầy đường, hoa đào nở rộ, người người nườm nượp. Chị đặc biệt nhớ những ngày ấy. Vì vào những ngày này, người ở các chợ rất đông, mà lại “từ ái” hơn ngày thường. Cái bát của chị đầy hơn, vì thế về nhà không phải chịu mưa roi từ bố.

– Bỗng dưng có một ngày, thằng bố kia bảo mấy đứa tụi tao không phải giả làm trẻ mồ côi đi xin ăn nữa.

Tôi nhớ chị từng nói như thế, không sai một chữ. Nhưng hình như khi ấy tôi đã bỏ qua chút bi thương trên khóe miệng chị mà hỏi lại bằng câu rất ngớ ngẩn:

– Nó thả chị à?

– Mày thật ngu. Vì tao lớn rồi! Lớn rồi là không xin được tiền! Mày biết nó làm gì không?

– Làm gì?

– Bắt đầu từ anh Một, nó bẻ chân mấy thằng con trai, hay đâm mù mắt đứa con gái nọ. Tao quên tên họ rồi. Đấy, lúc đấy bọn tao sẽ thành người tàn tật, xin được càng nhiều tiền.

Tôi lạnh cả sống lưng. Rồi chị nói tiếp:

– Rồi một hôm đến tao. Nhưng tao đâu phải hổ giấy. Tao bẻ tay nó lại, cầm cái búa ở góc tường phang cho nó cái. Tao muốn sống. Sống lành lặn.

Tôi lắp bắp hỏi, cố bỏ qua nét u mê trên đôi mắt chị:

– Chết không?

– Ai biết. Nhưng nó ngất rồi. Tao mới bảo mấy đứa lành lặn đưa mấy thằng bị què, bị mù đi. Lúc đấy trong đầu tao chỉ nghĩ tự do rồi. Sau đó chạy thẳng, không quay lại nữa.

Thế rồi, khoảng tuổi thiếu nữ, chị lăn lộn giang hồ, nay đây mai đó. Chị bảo chỗ ở hiện tại là chỗ thứ 18, khuất gió, đêm không lạnh, lại có mái che của bến xe buýt. Ở đây, chị mở một “góc” bán nước nho nhỏ. Thế là mãn nguyện. Sau đó, chị thường kể về quãng thời gian lang bạt, đánh nhau anh dũng với vài tên côn đồ. Nhưng tôi không dám nói với chị, tôi nghĩ rằng trong những lần đánh nhau đó, người bị đánh như chó chạy chính là chị đi.

– Kể ra, Chiêu này, mày không biết rằng mày đẹp thế nào đâu!

Một bàn tay đen đúa bẩn thỉu vỗ vào vai, làm tôi thoát ra khỏi hồi ức. Chưa kịp tiếc rẻ chiếc áo vừa mua ngoài chợ, tôi đã phải cố gắng tiêu hóa lời của chị. Gì? Tôi đẹp lắm à? Ngoại hình không có, nết cúng không, một con vừa béo vừa lười. Tôi nhớ đến chị mình, xinh đẹp vô cùng, đôi mắt xếch lên, không cần trang điểm đã tỏ ra tư thái nữ vương rồi.

– Mày không tin à? Mày tròn thật, nhưng mà trắng, mềm mềm, ngon ngon. Người ta nói mày lười, nhưng mày tỉnh táo. Hơn nữa, mày chưa bao giờ nhìn tao bằng ánh mắt thương hại. Mày chẳng bao giờ ở trên cao mà nhìn người khác. Tao thường chửi mày ngu, nhưng mày tốt lắm.

Tôi mới chẳng tin. Còn chuyện tôi hay nói chuyện với chị, chắc do tôi bị bỏ bùa mê thôi. Nếu không ai người bình thường lại chịu để lỡ một hai chuyến xe buýt để nghe những chuyện không đâu chứ.

– Thôi, em đi lượn vài vòng đây!

Nhìn thấy xe buýt từ đằng xa, tôi vội đứng lên. Đằng sau, chị Bảy không quên gọi với:

– Nhớ trả tiền nước. Mười nghìn!

Chút nữa thì tôi vấp phải bậc xe buýt. Uổng công nghe chuyện mỗi ngày, lần nào chị cũng nhắc trả tiền, thậm chí lấy đắt hơn người khác. Có lần tôi hỏi sao chị lấy tiền đắt thế, chị dửng dưng đáp: “Mày muốn nghe chuyện của tao, bán đắt cũng không lo mày không mua. Ở các cửa hàng hoa lệ kia, chúng nó chỉ khen mày mấy câu, mày cũng phải sẵn sàng móc túi để mua mấy cái đắt trên trời. Tao thế này đáng gì.”

***

Xem thêm:

  • Truyện ngắn: Lời tạm biệt dang dở
  • Truyện ngắn: Gió thổi về trời
Khóe mắt chị có vương cái gì ươn ướt. Lần đầu tiên, tôi thấy vết sâu trên mấy chiếc răng vẩu của chị cũng không khó nhìn lắm. Ảnh: Internet
Khóe mắt chị có vương cái gì ươn ướt. Lần đầu tiên, tôi thấy vết sâu trên mấy chiếc răng vẩu của chị cũng không khó nhìn lắm. Ảnh: Internet

Mấy ngày sau…

Tôi không biết sinh phải giờ gì. Chỉ vài câu nói lỡ miệng, cũng bị đuổi ra khỏi nhà.

Rõ ràng tôi chỉ ngồi xem phim, gọi là tìm cảm hứng viết văn. Nhưng ôi thôi, câu chuyện thật nhảm nhí. Nam nữ chính yêu nhau sống đi chết lại. “Em sẽ chết nếu không có anh…” Thật nhàm chán. Gặp người thì yêu thôi, cuộc sống tươi đẹp thế kia, chết làm gì. Mà cái luận điệu không yêu thì chết kia thật phản khoa học. Nếu không yêu được, vậy thì kiếm nhiều tiền vào, sau này không chồng không con thì vào viện dưỡng lão chứ sao. Không yêu càng tự do, muốn ăn thì ăn, ngủ thì ngủ. Như mình đây không phải tốt à.

À! Tốt chứ! Nếu đó chỉ là những lời độc thoại nội tâm. Còn lúc ấy, mẹ tôi nghe thấy rồi.

Tôi lại bị đá khỏi nhà. Chỉ nghe thoang thoáng đằng sau cái gì mà “con gái”, “quy luật”, “thành gia lập nghiệp”. Tôi ngoảnh lại nói một câu:

– Ai bảo thành gia rồi mới lập nghiệp. Cẩn thận chết trong mật mà mất luôn sự nghiệp.

Mẹ tôi nghiến răng, tôi rụt đầu đi thẳng. Tuy nhiên, trong lòng thầm nghĩ, tôi sống cuộc sống của tôi, tại sao phải phụ thuộc vào một thằng đàn ông chưa biết mặt chứ.

Thế là tôi lại đến chỗ chị Bảy.

Hà Nội hôm nay trời thật nóng. Hàng cây xanh mướt đường Trần Bình Trọng không che được cái khắc nghiệt của trời.

Chị Bảy ngồi tựa đằng sau nhà chờ xe buýt, tay quạt lia lịa, miệng không ngừng thở. Trông chị thật thảm hại, nhưng cười tươi roi rói:

– Trời nắng quá! Tao bán nước lời to. Nhưng mày nhớ trả tao tiền.

Khóe mắt tôi giật giật, đưa thẳng cho chị tờ hai mươi nghìn, ý bảo trả luôn tiền nước hôm nay.

– Hôm nay đắt khách chứ? Tao nay chẳng được mấy.

Đằng sau tôi có tiếng gọi. Tiếng hơi khàn khàn, khó nghe. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh những người phụ nữ cong lưng trên chiếc xe đạp, miệng không ngừng rao “Ai mua xôi không”.

Người phụ nữ vừa đến, khuôn mặt rất đại chúng. Không đẹp, nhưng may là không xấu như chị Bảy. Tuổi tác ngoài bốn mươi. Mặt mũi chẳng có chút hiền từ của người lớn tuổi, trái lại mắt la mày lém.

Tôi có thói quen đáng giá người khác khi gặp mặt lần đầu. Nhưng rồi cũng vứt ra sau đầu, chẳng nghĩ thêm gì.

Trái lại, chị Bảy lại oang oang lên, khiến tôi chú ý đến người phụ nữ:

– Bà già này, từng chịu ân của chị đấy. Nhưng mà mãi vẫn chẳng trả ơn gì cả. Cứ phải nhắc suốt.

Rồi chị lại bắt đầu câu chuyện anh dũng. Chuyện là người phụ nữ luống tuổi kia tên Lành, bán trứng và trái cây dạo. Mặc dù tôi không biết hai thứ này liên quan gì đến nhau, nhưng tôi biết bà chẳng lành chút nào. Mỗi lần có công an phường dẹp vỉa hè, bà chạy rất nhanh. Có lần, công an đến nhanh quá, bà không kịp cất trứng. Chị Bảy mới chạy đến, giằng lấy dần trứng, đổ vào bình nước vốn đang bán của mình để giấu. Chị bảo:

– Tao là Bá Vương vùng này, công an thấy cũng phải sợ.

Chẳng qua họ thấy chị đáng thương, nhắm một mắt cho qua mà thôi. Mà đã là Bá Vương, sao phải giấu trứng vào thùng nước của mình, để rồi đêm đấy nhịn đói chứ? Trong lòng tôi thầm khinh bỉ chị một phen.

Bà Lành húp vội uống nước, chị Lành vừa quạt cho bà vừa lảm nhảm:

– Từ từ thôi bà già. Uống xong thì xéo đi bán hàng tiếp. Bà lại nợ tôi cốc nước, phải nhớ đến chết đấy.

Uống xong, bà Lành lại tất bật lên xe. Trên chiếc xe đạp, trứng hình như còn nhiều.

Tôi quay sang nhìn chị:

– Sao chị bảo chị tốt lắm. Giúp người khốn khó mà cũng phải kể công. Như làm nhục người ta thế?

Chị quạt cho tôi vài cái, chép miệng:

– Là bà già lẩm cẩm muốn thế. Bà ý dặn đi dặn lại tao phải nhắc cho bà ý nhớ. Bà ý bảo nhắc còn nhớ mà trả. Nếu chết mà vẫn không có tiền thì trả bằng cái khác.

Nghe thế, tôi biết chị chẳng cần bà ấy trả gì. Vả lại, thực sự bà Lành đã trả cho chị rồi.

– Này 32 đến rồi kìa! – Chị túm vai tôi. Tôi cũng lười tiếc thương cho chiếc áo của mình.

– Em chưa đi. Chị biết số à?

Chị lại dùng ánh mắt như nhìn kẻ ngu để xem tôi. Chị bảo:

– Chị mày biết tận mấy chục chữ. Ở đâu, khi có người đi đường rảnh rỗi tao liền hỏi họ mấy chữ xung quanh. Tao bị lườm nguýt nhiều. Thậm chí có lần bị đẩy cho ngã chổng vó vì dọa con người ta sợ. Nhưng tao nghĩ rằng trăm người sẽ có người trả lời thôi. Tao chỉ muốn biết viết tên mình.

Nói xong, chị lại buồn buồn, tôi hỏi:

– Chị biết viết chưa, em có thể dạy.

– Tao không biết tên mình. Mà tao cũng không có tên.

Tôi bàng hoàng. Bỗng chợt nhớ ra, trong câu chuyện ngày xưa, có lần chị nhắc đến cô bé từng bị đánh chết vì muốn chặn đòn cho chị. Cô bé ấy là Mười Ba. Có những người, sinh ra đã không biết tên mình, chỉ biết con số mà người ta dùng để gọi mình mà thôi.

Tôi nghĩ nghĩ, bảo chị:

– Này, em là nhà văn, chữ nhiều như biển, em lấy cho chị một cái tên được không? Gọi là Nghĩa.

– Nghĩa là làm sao?

– Chị sống vô nghĩa quá! Em khinh!

Mặt chị hơi nghệch ra, bần thần. Thực sự, tôi rất muốn nói rằng, thật sự cuộc sống của chị đã rất có nghĩa rồi, cũng rất có tình nữa.

Bỗng nhiên, tôi thấy chị cười. Khóe mắt chị có vương cái gì ươn ướt. Lần đầu tiên, tôi thấy vết sâu trên mấy chiếc răng vẩu của chị cũng không khó nhìn lắm. Chị Nghĩa bảo tôi:

– Sẽ có ngày tao biết viết tên mình cho mày xem, đồ nhà văn cặn bã. Tao sống có nghĩa hơn mày nhiều.

Thế Mạn

XEM THÊM TRUYỆN NGẮN KHÁCTẠI ĐÂY

XEM THÊM BÀI VIẾT CHUYÊN MỤC KHÁCSONGGIATRI

Tags: truyện ngắn cuộc sống
Previous Post

Tản văn: Hãy trân trọng và biết ơn cuộc sống này, bạn nhé!

Next Post

Thơ: Hôm em dứt áo sang ngang

Next Post
Thơ: Hôm em dứt áo sang ngang

Thơ: Hôm em dứt áo sang ngang

Please login to join discussion
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Cù lao không chỉ là địa điểm, bạn có biết thêm 4 nghĩa này?
  • 9 kỹ năng sinh viên cần có để không lao đao sau đại dịch
  • 7 Kỹ Năng Cần Thiết Trong Thế Giới Cạnh Tranh
  • (không có tiêu đề)
  • (không có tiêu đề)

Phản hồi gần đây

  • Quang Vũ trong Yêu việc mình làm hay làm việc mình yêu?
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm trong Review phim: Cuộc đời của Pi – Bộ phim nên xem khi chán nản, tuyệt vọng…
  • dinhphuong888 trong Tiền Bạc và Hạnh Phúc
  • songgiatri QTV trong Hướng dẫn thành viên đăng bài và tính nhuận trên website Sống Giá Trị
  • songgiatri QTV trong LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỒI PHỤC MỘT CỘNG ĐỒNG GẦN NHƯ ĐÃ CHẾT?

Lưu trữ

  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Ba 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020
  • Tháng Ba 2020
  • Tháng Hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng Mười Hai 2019
  • Tháng Mười Một 2019
  • Tháng Mười 2019
  • Tháng Chín 2019
  • Tháng Tám 2019
  • Tháng Bảy 2019
  • Tháng Sáu 2019

Chuyên mục

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Sống Giá Trị

Sống Giá Trị là thương hiệu được bảo hộ bởi VietHope
songgiatri.info@gmail.com

Sitemap

  • Các cuộc thi viết
  • Cẩm nang du lịch
  • Chuyện Đông Tây
  • Cộng Tác
  • Du lịch
  • Giá Trị Sống
  • Giới thiệu địa điểm
  • Nhân ái
  • Phim
  • Review
  • Review khác
  • Sách
  • Sáng tác
  • Sống Giá Trị
  • Tản văn
  • Thể loại khác
  • Thơ
  • Thông Báo
  • Truyện

FACEBOOK

Sống Giá Trị

WEBSITE LIÊN KẾT

Hội Ma Ngoáy
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Mời cộng tác

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Cẩm nang du lịch
    • Giới thiệu địa điểm
  • Review
    • Phim
    • Sách
    • Tác phẩm nghệ thuật
    • Review khác
  • Sáng tác
    • Thơ
    • Truyện ngắn
    • Tản văn
    • Thể loại khác
    • Các cuộc thi viết
  • Giá Trị Sống
    • Chuyện Đông Tây
    • Sống Giá Trị
  • VietHope
    • Mảnh đời bất hạnh
    • Chương trình thiện nguyện
    • Quỹ thiện nguyện
  • Cộng Tác
    • Mời cộng tác
    • Thông Báo
  • Đăng Nhập

Bản quyền © 2021 Sống Giá Trị. Đã đăng ký Bản quyền. Thiết kế bởi VietHope.

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In